Hiện nay xe ô tô chuyên dùng đang được sử dụng rộng rãi. Những dòng xe này rất đa dạng và có nhiều đặc điểm riêng. Hãy cùng Ô Tô Tín Phát tìm hiểu những quy định về xe ô tô chuyên dụng mới nhất.
Thế nào là ô tô chuyên dùng
Xe chuyên dùng là loại xe được thiết kế đặc biệt để phục vụ mục đích cụ thể theo nhu cầu của người sử dụng. Nhà sản xuất sẽ tùy chỉnh, lắp đặt các bộ phận chuyên dụng lên thân xe để phù hợp với từng chức năng riêng biệt.
Ngày 26/09/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định 72/2023/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng ô tô. Tại Điều 16 Nghị định 72/2023/NĐ-CP đã quy định về danh mục các loại xe ô tô chuyên dùng như sau :
1. Xe ô tô chuyên dùng trong lĩnh vực y tế, gồm:
a) Xe ô tô cứu thương:
-
Xe ô tô cứu thương đáp ứng tiêu chuẩn do Bộ Y tế quy định.
-
Xe ô tô cứu thương có kết cấu đặc biệt (xe có kết cấu không gian rộng rãi được trang bị máy móc, trang thiết bị y tế phục vụ công tác cấp cứu, hồi sức tích cực trên xe).
b) Xe ô tô chuyên dùng có kết cấu đặc biệt sử dụng trong lĩnh vực y tế gồm:
-
Xe chụp X.quang lưu động.
-
Xe khám, chữa mắt lưu động.
-
Xe xét nghiệm lưu động.
-
Xe phẫu thuật lưu động.
-
Xe lấy máu.
-
Xe vận chuyển vắc xin, sinh phẩm.
-
Xe ô tô khác được thiết kế dành riêng cho các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, phòng, chống dịch, kiểm nghiệm.
c) Xe ô tô chuyên dùng có gắn hoặc sử dụng thiết bị chuyên dùng phục vụ hoạt động y tế, bao gồm:
-
Xe chuyên dùng phục vụ công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cán bộ trung và cấp cao.
-
Xe vận chuyển máu và các loại mẫu thuộc lĩnh vực y tế, bao gồm: mẫu bệnh phẩm, mẫu bệnh truyền nhiễm, mẫu thực phẩm, mẫu thuốc (bao gồm cả vắc xin, sinh phẩm), mẫu thuộc lĩnh vực môi trường y tế.
-
Xe vận chuyển người bệnh.
-
Xe giám định pháp y, xe vận chuyển tử thi.
-
Xe chở máy phun và hóa chất lưu động.
-
Xe phục vụ lấy, vận chuyển mô, tạng để phục vụ công tác cấy ghép mô, tạng cho người.
-
Xe vận chuyển bữa ăn cho bệnh nhân tâm thần.
-
Xe vận chuyển dụng cụ, vật tư, trang thiết bị y tế chuyên dùng trong lĩnh vực truyền nhiễm.
-
Xe ô tô gắn mô hình giảng dạy, mô hình mô phỏng, các thiết bị và phương tiện giảng dạy, giáo cụ trực quan.
-
Xe ô tô khác có gắn thiết bị chuyên dùng dành riêng cho các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, phòng, chống dịch, kiểm nghiệm.
-
Xe chỉ đạo tuyến có gắn thiết bị chuyên dùng.
-
Xe chuyển giao kỹ thuật có gắn thiết bị chuyên dùng.
-
Xe ô tô có gắn thiết bị chuyên dùng phục vụ cho công tác nghiên cứu, đánh giá kết quả thử nghiệm lâm sàng (theo dõi các phản ứng sau tiêm) và xử lý sự cố tại các điểm tiêm.
d) Căn cứ danh mục xe ô tô chuyên dùng quy định tại các điểm a, b và c khoản này, Bộ Y tế ban hành quy định chi tiết hướng dẫn về việc xác định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô chuyên dùng thuộc lĩnh vực y tế.
2. Xe ô tô có kết cấu đặc biệt (xe chở tiền, vàng bạc, đá quý; xe trang bị phòng thí nghiệm, xe cần cẩu, xe thu gom, ép rác, xe chở rác, chất thải...).
3. Xe ô tô gắn thiết bị chuyên dùng (thiết bị chuyên dùng được gắn cố định với xe) hoặc xe ô tô được gắn biển hiệu nhận biết theo quy định của pháp luật (xe gắn thiết bị thu, phát vệ tinh; xe phát thanh truyền hình lưu động; xe thanh tra giao thông; xe phục vụ tang lễ; xe giám sát hải quan; xe đào tạo, tập lái, sát hạch xe ô tô, xe hộ tống tiền,...).
4. Xe ô tô tải.
5. Xe ô tô trên 16 chỗ ngồi.
Xem thêm : Các loại xe chuyên dụng phổ biến hiện nay
Quy định về xe chuyên dùng mới nhất
1. Đăng ký và biển số xe chuyên dùng
Xe chuyên dùng là loại xe được thiết kế và chế tạo để phục vụ cho một mục đích sử dụng đặc biệt, không sử dụng để chở hành khách hoặc hàng hóa. Xe chuyên dùng phải được đăng ký và cấp biển số theo quy định của pháp luật.
Để đăng ký xe chuyên dùng, chủ xe cần chuẩn bị hồ sơ gồm:
-
Giấy tờ tùy thân của chủ xe (Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân)
-
Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu xe (Hợp đồng mua bán, hóa đơn mua xe, giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp)
-
Giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng xe
-
Giấy tờ chứng minh đóng thuế trước bạ
-
Giấy tờ chứng minh bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe
-
Sau khi nộp hồ sơ đăng ký xe, chủ xe sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số xe.
2. Xử lý vi phạm xe chuyên dụng
Theo quy định tại Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, các hành vi vi phạm về xe chuyên dụng bị xử phạt như sau:
-
Điều khiển xe chuyên dùng không có Giấy đăng ký xe bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
-
Điều khiển xe chuyên dùng không có Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng.
-
Điều khiển xe chuyên dùng không gắn biển số xe bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.
-
Điều khiển xe chuyên dùng không có phù hiệu hoặc biển hiệu được cấp theo quy định bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.
-
Điều khiển xe chuyên dùng chở quá tải trọng cho phép sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định số 100/2019/NĐ-CP.
-
Điều khiển xe chuyên dùng không đúng tốc độ quy định sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định số 100/2019/NĐ-CP.
-
Điều khiển xe chuyên dùng không đúng làn đường, phần đường quy định sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định số 100/2019/NĐ-CP.
Ngoài ra, người điều khiển xe chuyên dụng còn có thể bị xử phạt các hành vi vi phạm khác theo quy định tại Nghị định số 100/2019/NĐ-CP.
Trên đây là thông tin về những quy định về xe chuyện dụng mới nhất hiện hành mà chúng tôi cung cấp đến các bạn. Để cập nhật những tin tức mới nhất về các dòng xe chuyên dụng theo dõi tại Ô Tô Tín Phát.
Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và báo giá tốt nhất!
CÔNG TY TNHH TMDV Ô TÔ TÍN PHÁT
Trụ sở: 45 Đường số 1, KP3, P. Phú Hữu, TP Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ sx: 232 Đường DT743A, KP. Bình Thung 1, P. Bình An, TP. Dĩ An, T. Bình Dương
Showroom: 915, QL 1A, P. An Phú Đông, Q12, Thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: 0907 259 269
Website: http://ototinphat.com